Những kiêng kỵ cần tuân thủ để tránh tai họa khi bài trí bàn thờ
Rất
nhiều độc giả gửi câu hỏi về phong thủy thờ cúng. Chúng tôi đã tổng hợp
và chọn lọc những thắc mắc phổ biến gửi tới chuyên gia. Sau đây là giải
đáp của Chuyên gia Hoàng Trà.
Những kiêng kỵ cần tuân thủ để tránh tai họa khi bài trí bàn thờ
Nhà
tôi đang ở chung cư cao tầng, hướng cửa chính của tôi không hợp tuổi,
nhưng hướng ban công hợp. Nếu tôi quay ban thờ về hướng hợp là quay ra
ban công thì lại quay lưng vào hành lang có cửa đi vào nhà. Như vậy về
thế có phạm là bị động ở đằng sau do hành lang nhiều người đi lại và
phía hậu bị hở do có cửa hanh không? Nếu quay ban thờ nhìn ngang nhà thì
cũng là hướng tốt, như thế có được không? Mong chuyên gia trả lời giúp.
Nguyễn Thị Xuân (Cầu Giấy, Hà Nội)
Theo
phong thủy phái Bát trạch thì ban thờ là phải quay về hướng hợp với
tuổi của gia chủ, nhưng đó là quan niệm chưa sâu và chưa rộng. Vì nhà
thờ họ khi xây hợp hướng của ông, đến đời người con kế thừa không hợp
hướng lại xây lại hay xoay lại ban thờ, sau này đến đời cháu đích tôn kế
tục không hợp hướng lại xây lại hay lại xoay lại là không được. Đơn
giản một trường hợp khác gia chủ hợp với hướng Tây - Tây Bắc - Tây Nam -
Đông Bắc, nhưng nhà phân chia lô ở mặt phố chỉ có mảnh đất đang ở và
buôn bán là hướng Đông, vậy khi đặt ban thờ nhà này chỉ có thể xoay về
hướng Tây là hợp hướng, như thế là toàn bộ ban thờ quay ra sau nhà, nhà
này có sân thượng phía trước và phòng thờ lại đặt ở phòng phía sau thì
khác nào cho Các Quan và Gia Tiên úp mặt vào sau nhà hết. Như thế là
phạm nặng về thờ cúng.
Với nhà chung cư có trường phái coi ban công luận hướng làm mặt chính, có trường phái vẫn lấy cửa ra vào luận hướng. Thế nên quan điểm đặt ban thờ ở nhà chung cư chưa thống nhất. Với nhà chị Xuân nên đặt ban thờ nhìn ngang vừa được hướng tốt theo Bát trạch, vừa không phạm phải sau lưng ban thờ là hành lang. Với ban thờ quan trọng nhất là vị trí đặt, thế trước sau và xung quanh của ban thờ: Nhà chung cư không được để ban thờ nhìn vào cửa nhà vệ sinh, không được nhìn vào cửa phòng ngủ, không đặt dưới dầm, không đặt vào góc nhà, không được đặt vào luồng đi lại, không đặt vào vị trí có cửa thông nhau dẫn đến khí không tụ trên ban thờ, tránh đặt dưới nhà vệ sinh, dưới giường, dưới ghế ngồi của nhà trên...
Hiện nay, tôi đang ở chung cư, bản thân là người tín tâm và đã quy y Tam Bảo. Tôi xin hỏi đặt ban thờ Phật ở căn hộ chung cư có được không? Nếu đặt thêm bát hương thờ Phật nữa thì khi thắp hương đồ lễ như thế nào cho đúng? Người thì bảo tôi phái thờ chay hết, người thì bảo tôi thờ mặn ở ban gia còn ban Phật thì thờ chay cũng được. Tôi rất lo lắng, sợ thờ cúng không đúng sẽ ảnh hưởng tới cả gia đình. Mong chuyên gia giải thích.
Với nhà chung cư có trường phái coi ban công luận hướng làm mặt chính, có trường phái vẫn lấy cửa ra vào luận hướng. Thế nên quan điểm đặt ban thờ ở nhà chung cư chưa thống nhất. Với nhà chị Xuân nên đặt ban thờ nhìn ngang vừa được hướng tốt theo Bát trạch, vừa không phạm phải sau lưng ban thờ là hành lang. Với ban thờ quan trọng nhất là vị trí đặt, thế trước sau và xung quanh của ban thờ: Nhà chung cư không được để ban thờ nhìn vào cửa nhà vệ sinh, không được nhìn vào cửa phòng ngủ, không đặt dưới dầm, không đặt vào góc nhà, không được đặt vào luồng đi lại, không đặt vào vị trí có cửa thông nhau dẫn đến khí không tụ trên ban thờ, tránh đặt dưới nhà vệ sinh, dưới giường, dưới ghế ngồi của nhà trên...
Hiện nay, tôi đang ở chung cư, bản thân là người tín tâm và đã quy y Tam Bảo. Tôi xin hỏi đặt ban thờ Phật ở căn hộ chung cư có được không? Nếu đặt thêm bát hương thờ Phật nữa thì khi thắp hương đồ lễ như thế nào cho đúng? Người thì bảo tôi phái thờ chay hết, người thì bảo tôi thờ mặn ở ban gia còn ban Phật thì thờ chay cũng được. Tôi rất lo lắng, sợ thờ cúng không đúng sẽ ảnh hưởng tới cả gia đình. Mong chuyên gia giải thích.
thuminh...@yahoo.com
Thứ
nhất, vì nhà chị ở chung cư thì không nên đặt ban thờ Phật. Bởi ở bên
trên còn có nhiều người sinh sống, căn hộ nào cũng có vệ sinh. Nhưng nếu
chị đã đặt rồi thì phải lưu ý vị trí đặt cho trang trọng. Nếu chia
thành hai ban thờ thì ban thờ Phật phải cao hơn ban thờ Các Quan và Gia
Tiên. Nếu có phòng thờ riêng có thể tôn cấp lập thờ cùng vị trí, bát
hương thờ Phật phải to nhất và cao nhất ở phía trong sau đó đến bàn đặt
bát hương thờ Các Quan và Gia Tiên thấp hơn. Thứ hai, bất kể nhà nào có
thờ Phật tại gia thì khi thắp hương ban Phật là đồ lễ chay, nhưng ban
Các Quan và Gia Tiên vẫn phải thờ mặn như bình thường, nếu quy lại một
nơi khi bày lễ là ở trên chay dưới mặn. Phật có dạy tu đâu không bằng tu
tại gia, tu tại gia trước tiên là phải phụng sự thờ cúng tốt, sau đó
phụng sự bố mẹ, làm tròn bổn phận với vợ chồng con cái - với anh em họ
hàng...
Hiện nay, tôi là con một và ở cùng bố mẹ, tôi đang trong quá trình thiết kế nhà nên xin hỏi chuyên gia một vấn đề như sau: Bố mẹ có tuổi nên tôi đặt ban thờ tại tầng 1 có được không? Khi ngủ ở tầng trên sợ có bị phạm là ở trên các cụ hay không, đặc biệt là phía trên còn có nhà vệ sinh nữa.
Hiện nay, tôi là con một và ở cùng bố mẹ, tôi đang trong quá trình thiết kế nhà nên xin hỏi chuyên gia một vấn đề như sau: Bố mẹ có tuổi nên tôi đặt ban thờ tại tầng 1 có được không? Khi ngủ ở tầng trên sợ có bị phạm là ở trên các cụ hay không, đặc biệt là phía trên còn có nhà vệ sinh nữa.
hoangthai73...@gmail.com
Nếu
nhà bạn có đất rộng thì nên đặt thờ cúng tại tầng một và liền với phòng
khách là tốt nhất, đất rộng thì bạn nên xây một gian thờ là khu vực thờ
cúng riêng ra, không nằm dưới tầng 2 thì khu vực đặt bát hương không có
bị ở dưới bất kể một cái gì. Nếu nhà bạn là nhà mặt phố chia lô thì
không nên, bởi vì theo công năng của nhà mặt phố thì đa số là cầu thang
và vệ sinh ở giữa, nếu đặt ban thờ nhìn ra ngoài cửa thì khó tránh vệ
sinh, không gian đi lại ở trên. Trường hợp nhà đủ rộng thì đặt ban thờ
quay ngang nhà nhưng ở trên phải bố trí là kệ ti vi hay tủ đồ, không
phải tủ quần áo vì tủ quần áo thì có đủ loại quần áo trong đó. Vì thờ
tại gia thì một tháng có hai lần vào mùng một ngày rằm là cúng lễ nên
không khó nhọc lắm, vì vậy đặt ở tầng thượng cho thanh tịnh.
Khi bốc bát hương thì trong bát hương có những gì? Thứ tự đặt bát hương như nào?
Khi bốc bát hương thì trong bát hương có những gì? Thứ tự đặt bát hương như nào?
maíhoanglam... @gmail.com
Khi
bốc bát hương, ở trong bát hương có 3 thứ: Thất bảo, Trang kim và Tờ để
ghi Vị Hiệu. Khi ghi đầy đủ thông tin rồi thì nên đặt vị hiệu đứng tựa
vào thành sau bát hương rồi mới đổ tro vào, khi đổ gần đầy thì gạt qua
gạt lại chứ không lấy tay ấn, sau đó lấy bông hoa cúc nhúng vào bát rượu
vẩy vào một chút. Rồi đặt lên tam cấp hoặc đế gỗ tròn, sau đó đặt vào
đúng vị trí rồi lấy khăn mặt sạch nhúng vào rượu gừng tịnh hóa lại ở bên
ngoài, lưu ý trước khi đặt bát hương là toàn bộ đồ thờ đã phải rửa sạch
và tịnh hóa bằng rượu gừng rồi.
Tôi có thờ ban thần tài ở nhà nhưng phòng khách cũng chật, hơn nữa tại nhà tôi không kinh doanh gì, con cái lớn lên lại phải mua thêm xe. Tôi muốn bỏ ban thờ này nên muốn hỏi khi giải bát hương cũ thì giải như thế nào cho đúng?
Tôi có thờ ban thần tài ở nhà nhưng phòng khách cũng chật, hơn nữa tại nhà tôi không kinh doanh gì, con cái lớn lên lại phải mua thêm xe. Tôi muốn bỏ ban thờ này nên muốn hỏi khi giải bát hương cũ thì giải như thế nào cho đúng?
Nguyễn Thị Hạnh (Hoàng Mai, Hà Nội)
Khi
giải bát hương thần tài cũ thì nên chọn vào ngày mùng 1 hoặc ngày rằm,
gia chủ vái 3 vái trước ban thần tài và khấn các ngài xin giải bát
hương. Rồi có lễ đầy đủ và lễ ở trên ban Các Quan thần linh và gia tiên,
rồi kính mới cả quan thần tài lên thụ hưởng lễ vật, để các ngài đi nơi
khác nhận nhiệm vụ mới. Sau đó giải đồ thờ ra sông cho mát.
Tôi mới xây nhà mới và đã hoàn tất thủ tục bán căn nhà cũ, dự tính đầu tháng tới sẽ chuyển. Tôi muốn hỏi về thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới?
Tôi mới xây nhà mới và đã hoàn tất thủ tục bán căn nhà cũ, dự tính đầu tháng tới sẽ chuyển. Tôi muốn hỏi về thủ tục chuyển bát hương từ nhà cũ sang nhà mới?
theanh27...@gmail.com
Trước
khi chuyển sang nhà mới thì gia chủ nên có lễ cúng tạ đất vào ngày hôm
trước, ngày hôm sau đứng trước ban thờ vái 3 vái và khấn con xin chuyển
nơi thờ tự sang nhà mới và con mời gia tiên đến ngự ở nhà mới tại địa
chỉ là... Sau đó lấy tiền âm lót vào thùng cát tông rồi đặt bát hương
vào, sau đó đậy nắp thùng dán băng dính vào. Tuyệt đối không để bát
hương lộ thiên đi ở ngoài đường, vì dễ bị "vong" vãng lai nhập vào. Về
nhà mới đặt vào vị trí mới rồi lấy khăn mặt mới nhúng rượu gừng tịnh hóa
lại một lần.
Khi về nhập trạch ở nhà mới, tôi có nhờ chư tăng ở chùa làm lễ và bốc bát hương tại chùa rồi mang về thờ tại gia, như thế có tốt không? Trên ban thờ nên bài trí những đồnhư thế nào?
Khi về nhập trạch ở nhà mới, tôi có nhờ chư tăng ở chùa làm lễ và bốc bát hương tại chùa rồi mang về thờ tại gia, như thế có tốt không? Trên ban thờ nên bài trí những đồnhư thế nào?
hoangmy... @yahoo. com
Nếu
bát hương ở nhà là bát hương thờ Phật thì nên nhờ chư tăng đặt là tốt
nhất, nhưng dù là ai đặt bát hương thì cũng nên đến làm lễ và đặt tại
nhà. Chẳng qua các chư tăng ở chùa bận quá nên không đến thôi, mà như
thế cũng không chuẩn lắm. Lưu ý khi mang bát hương từ chùa về phải gói
trong thùng các tông kín. Nếu bát hương thờ Các Quan Thần Linh và Gia
Tiên thì nên nhờ thầy đến cúng và đặt tại nhà thì "phát" hơn. Vì các Chư
Tăng là những người thoát tham-sân-si, không nhà, không tiền bạc, không
công danh, không vợ con... Nên các chư tăng đặt bát hương chỉ yên thôi
chứ khó "phát". Trên ban thờ phải có cố định những thứ sau: Bát hương
(Lưu ý: tại gia không thờ bát hương đồng) và đế gỗ, mâm bồng, nậm rượu,
bộ khay chén có 3 hoặc 5 chén, nậm đựng rượu (hoặc gọi là bầu rượu), ống
hương, đôi đèn (hoặc dùng nến), 3 hũ đựng lần lượt là muối gạo nước,
còn gia chủ có điều kiện mua thêm gì thì tùy tâm.
Theo Chuyên gia PT Hoàng Trà
(Gia đình & Xã hội)
0 nhận xét: